Kiểm Định Thang Máy- 01 Quy Trình Bắt Buộc Khi Lắp Đặt Thang máy gia đình

Thang máy được quy định nằm trong loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Do vậy, việc kiểm định thang máy trước khi đưa vào sử dụng và theo định kỳ là quan trọng mang tính chất bắt buộc.

Tại sao cần phải kiểm định thang máy?

Thang máy là thiết bị chuyên chở người và các vật dụng lên cao. Vì vậy, thiết bị này cần phải luôn được vận hành ở trạng thái tốt nhất, hạn chế nguy cơ xảy ra các sự cố. Để đảm bảo an toàn, yêu cầu kiểm định thang máy trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ là yếu tố bắt buộc.

Thang máy đạt tiêu chuẩn sau khi kiểm định sẽ được dán tem. Nếu không thực hiện kiểm định, chủ đầu tư hay tổ chức, cá nhân sử dụng sẽ bị phạt tối đa đến 75 triệu đồng (Điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Kiểm định an toàn thang máy
Kiểm định an toàn thang máy

Tổ chức nào được phép kiểm định

Cơ quan kiểm định thang máy phải là: Các đơn vị (trực thuộc nhà nước hoặc doanh nghiệp) được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy.

Giấy phép kiểm định này do Cục An Toàn Lao Động, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội cấp phép.

Căn cứ pháp lý để thực hiện kiểm định

Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH quy định quy trình kiểm định số QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 15/11/2021 đến nay)

Thời hạn kiểm định

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác ba (03) năm một lần.

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là một (01) năm một lần.

Dựa trên tình trạng của thiết bị, thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn có thể được rút ngắn do kiểm định viên quyết định trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy.

ea645cbcc300025e5b11

Quy trình kiểm định

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Hồ sơ chế tạo, lý lịch thang máy

Hồ sơ lắp đặt, hoàn công, hồ sơ thay thế,…

Biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước

Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra cáp, các chi tiết và bộ phận của cabin để kịp thời phát hiện khuyết tật,…

Kiểm tra hệ thống thủy lực (đối với thang máy thủy lực)

Đo điện trở nối đất

Bước 3: Thử nghiệm

Tiến hành thử nghiệm không tải và có tải khi các bước kiểm tra trên đã đạt yêu cầu.

Sau đó đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm thang máy sau quá trình thử nghiệm.

f5f813368c8a4dd4149b 1

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thang máy

Lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định

Lập biên bản kiến nghị, khắc phục.

Dán tem kiểm định, ban hành kết quả nếu kiểm định thang máy đạt yêu cầu.

z3429276943272 3a12b300ad1f64786695644f39613691 e1653042243447

Lựa chọn lắp đặt thang máy gia đình của đơn vị nào?

Công ty thang máy Thành Đạt là đối tác tin cậy của công ty thang máy thang máy Hisa – là một đơn vị sản xuất thang máy số 1 tại Việt Nam với khả năng sản xuất 500 thang/ năm.

Tất cả các công trình Thang máy Thành Đạt cung cấp và lắp đặt đều được kiểm định đầy đủ trước khi bàn giao cho khách hàng đưa vào sử dụng.

Đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên của Thang máy Thành Đạt được đào tạo bài bản, chuyên môn cao, chuyên nghiệp và nhiệt tình, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thang máy chất lượng tốt nhất và dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng bảo trì tốt nhất.

Để tìm hiểu các loại thang máy phù hợp với công trình của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi.

Thông tin về chúng tôi:

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.